Nội thất gỗ mdf TPHCM – gỗ mdf là gì? ứng dụng gỗ mdf trong nội thất:
chia sẽ thông tin bổ ích. Cần thiết về gỗ MDF cho mọi người cùng tìm hiểu. MDF là một trong ba loại gỗ ép phổ biến trên thị trường hiện nay là HDF, MDF và MFC.
Trong đó, loại này được định vị là dòng ván ép phổ thông. Loại ván này không quá cao cấp cũng không phải là loại kém chất lượng.
Nó phù hợp cho các công trình với mật độ chịu lực vừa phải như nhà ở, các cửa hàng nhỏ hay những công trình nội thất đơn giản.
Vậy gỗ MDF là gì ? Nó ứng dụng được gì vào nội thất hiện đại ngày nay? Hãy theo chân nội thất gỗ mdf tphcm tham khao bài viết bên dưới này nhé!
Gỗ MDF là gì ?
Thuật ngữ MDF là viết tắt của chữ Medium Density Fiberboard, có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình.
Nhưng trong thực tế, MDF là tên gọi chung cho cả ba loại sản phẩm ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình (medium density) và độ nén chặt cao (hardboard).
Để phân biệt ba loại này, người ta dựa vào thông số cơ vật lý, các thông số về độ dày và cách xử lý bề mặt của tấm ván.
Gỗ công nghiệp mdf là vật liệu được làm từ các loại cây gỗ rừng ngắn ngày như: keo, bạch đàn,… tùy đặc thù của từng vùng, từng quốc gia mà nguyên liệu sử dụng có sự khác nhau.
Lịch sử ra đời của gỗ MDF
Mỹ là quốc gia sản xuất ra những tấm gỗ mdf đầu tiên. Tại một xưởng sản xuất có tên là Deposit. Với chất lượng vượt trội, tính thẩm mỹ cao, thân thiện với môi trường.
Vật liệu này đã dần lan rộng ra ngoài phạm vi khu vực và được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Sự ra đời của gỗ công nghiệp MDF là bước nhảy vọt của nền công nghiệp Mỹ nói riêng và của cả thế giới nói chung.
Đến năm 2000, toàn thế giới đã có tới 291 nhà máy sản xuất gỗ công nghiệp với công suất lớn, đạt 340.000m3/năm.
Cấu tạo gỗ MDF?
Cấu tạo của ván gỗ MDF gồm có: Nội thất gỗ mdf TPHCM – gỗ mdf là gì? ứng dụng gỗ mdf trong nội thất
- Bột sợi gỗ chiếm 75%
- Chất kết dính là keo UF ( Urea Formaldehyde) hoặc MUF chống ẩm (Melamine Urea Formaldehyde) chiếm 11 – 14%
- Còn lại là nước và các chất phụ gia như Parafin, chất làm cứng…
Tính chất vật lý ván MDF:
Tỷ trọng gỗ từ 450- 800kg/m3, tùy vào tỉ trọng khác nhau mà người ta chia thành nó thành các loại khác nhau như:
- Ván tiêu chuẩn: tỉ trọng từ 650- 800kg/m3
- Ván nhẹ: tỉ trọng từ 550- 650kg/m3
- Ván siêu nhẹ: tỉ trọng từ 450- 550kg/m3
Màu sắc đặc trưng của ván gỗ công nghiệp mdf là màu vàng hoặc nâu nguyên bản của gỗ. Bên cạnh đó, nhà sản xuất có thể thêm chất chỉ thị màu để phân loại thêm các loại ván như sau:
- Ván trơn trường: có màu vàng hoặc nâu nguyên bản của gỗ.
- Ván chống ẩm lõi xanh: ván được chỉ thị bằng màu xanh
- Ván chống cháy: ván được chỉ thị bằng màu đỏ
MDF không mùi, kết cấu dạng tấm, theo thời gian nó sẽ tự phân hủy theo đặc tính sinh học vốn có của nó. Kích thước thông dụng là 1220x2440mm và 1830x2440mm với độ dày tiêu chuẩn từ 3- 25mm tùy theo công năng sử dụng.
Thông số gỗ MDF tại Nội thất gỗ mdf TPHCM – gỗ mdf là gì? ứng dụng gỗ mdf trong nội thất
Tiêu chí | Thông số |
Loại ván |
|
Phủ bề mặt | Melamine – Laminate – Veneer – Acrylic – Sơn PU |
Độ dày tiêu chuẩn | 3mm, 5mm, 6mm, 8mm, 9mm, 12mm, 15mm, 18mm, 21mm, 25mm |
Kích thước tiêu chuẩn |
|
Loại keo sử dụng | UF, MR, E0, E1, E |
Tuổi thọ | 10 – 15 năm |
Dung sai | ≤ 0,5 (mm) |
Độ ẩm tiêu chuẩn | 5 – 13% |
Bảng thông số gỗ MDF được nội thất gỗ mdf tphcm lập nên.
Quy trình sản xuất gỗ MDF tại:
Nội thất gỗ mdf TPHCM – gỗ mdf là gì? ứng dụng gỗ mdf trong nội thất
Để có được những ván gỗ nội thất gỗ mdf tphcm thì phải trải qua nhiều công đoạn bóc tách, xử lý mới cấu thành hoàn thiện. Cụ thể như sau:
Các loại gỗ vụn hoặc nhánh cây bắt đầu đưa vào bên trong của máy nghiền để nghiền nát như sợi. Các sợi gỗ được gọi là Cellulose tiếp đến đưa qua bồn rửa để loại bỏ đi tạp chất và nhựa sót lại.
Sau đó sẽ đưa chúng vào trong máy trộn kết hợp 1 mớ hỗn hợp chất khác: keo, bột gỗ, chất kết dính, chất sbaor vệ gỗ chống lại những mối mọt về sau, bột độn, … Sau đó mới ép thành những miếng ván gỗ có kích thước khác nhau (tùy vào thợ gia công điều chỉnh).
Kích thước ván: 3 ly, 6 ly, 9 ly, 15 ly, 25 ly, …và cùng với đo kích thước ván phổ biến là 1220 x 2440 mm.
Đó mới chỉ là quy trình sơ bộ để xử lý tạp chất vụn gỗ và cấu thành ván gỗ MDF thôi. Còn về quy trình sản xuất và cho ra thành phẩm gỗ MDF thiết thực có 2 quy trình, 2 quy trình này được ứng dụng chính trong ngành công nghiệp sản xuất gỗ MDF trên thị trường. Đó là:
Quy trình sản xuất MDF khô:
Các sợi gỗ, bột gỗ là nguyên liệu chính để làm ra MDF được trộn với keo, các chất phụ gia, sau đó cho vào máy sấy sấy sơ bộ.
Hỗn hợp này sau đó được trải ra, đồng thời cào bằng (giống công việc cào thóc). Tùy theo khổ, độ dày của tấm ván gỗ mà nhà máy gỗ mdf sẽ sử dụng máy để rải thành 1, 2 hay 3 tầng.
Các tầng đã được rải ra ở trên được cho vào máy ép gia nhiệt. Việc ép nhiệt này được thực hiện tối thiểu là hai lần để đạt được tiêu chuẩn cho tấm ván sẽ làm ra.
Ở lần 1 là ép sơ bộ. Tức là sẽ ép từng tầng lớp một.
Ở lần 2 là ép toàn bộ. Tức là sẽ ép ba lớp lại với nhau.
Trong những lần ép này, nhà máy gỗ mdf luôn phải chú ý điều chỉnh nhiệt độ để hơi nước trong các lớp bốc hơi hết, đồng thời loại keo sử dụng phải được hóa rắn một cách từ từ. Sau khi đã qua công đoan ép, tấm ván làm ra được loại bỏ biên, chà mặt cho nhám. Đồng thời phân loại để chọn ra được sản phẩm ưng ý nhất.
Quy trình sản xuất mdf ướt:
Quy trình ướt thì đơn giản hơn so với quy trình khô. Bột sợi gỗ sẽ được phun nước cho ướt, làm sao cho chúng kết dính lại thành hỗn hợp dạng vẩy.
Sau đó cũng là công đoạn cào bằng, trải ra rồi cho lên mâm ép. Ép nhiệt đến độ dày nhất định thì sẽ đến công đoan cán hơi – nhiệt (giống làm giấy) để rút hết hơi nước trong ván ra đồng thời nén chặt chúng lại.
Đặt điểm của ván gỗ mdf tại nội thất gỗ mdf hcm
- Gỗ MDF là một loại vật liệu thiết kế có độ ổn định cao, ít cong vênh. Ở dạng ván hay tấm MDF thường có bề mặt nhẵn mịn, khó uốn cong rất phù hợp trong thiết kế đồ nội thất.
- Gỗ MDF có bè mặt bóng, dễ dàng sơn hoặc phủ lên bề mặt của ván một lớp Melamine, Laminate, Acrylic,… Do đó, đồ nội thất làm từ chất liệu MDF có đa dạng .
- MDF có độ bền rất cao so với các loại gỗ nhân tạo, đặc biệt là chúng không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây mối mot. Trung bình một sản phẩm được thi công và bảo quản tốt trong điều kiện môi trường lý tưởng thì có thể sử dụng bền đẹp lên tới 10 đến 15 năm.
- MDF có giá thành tương đối rẻ, nhất là so với gỗ tự nhiên nên được nhiều người ưu tiên sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí thiết kế nội thất cho những gia đình .
Phân loại ván gỗ MDF
Hiện nay, ván MDF có 2 loại đó là loại ván trơn (loại thông thường) và MDF chống ẩm (HMR hoặc HDF). Đặc điểm cụ thể từng loại đó là:
1. Ván MDF trơn
Loại ván gỗ này có màu rơm vàng nhạt, bề mặt được chàm nhám theo tiêu chuẩn để thao tác và xử lý sơn hay dán giấy phủ các loại. Độ dày phổ biến là từ 2.5- 25mm, kích thước là 1220x2440mm. Nhưng loại ván này có khả năng chống ẩm kém nên không thích hợp với những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước hay độ ẩm cao như nhà tắm, nhà bếp, ….
Theo tổ chức y tế và sức khỏe thế giới thì tiêu chuẩn về nồng độ Formaldehyde phải đạt tỷ lệ dưới 0,02mg/g. Có nhiều tiêu chuẩn để đo lường ván này, trong đó phổ biến nhất phải kể đến là E2, E1, E0. Trong đó:
- E0 (hoặc carb-P2) là tiêu chuẩn xuất khẩu các thị trường Mỹ và Nhật bản.
- E1 là tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Châu âu (EU)
- E2 là tiêu chuẩn xuất khẩu khối Asean và các nước châu phi.
2. Ván MDF chống ẩm
Ván này có màu xanh nhạt, đảm bảo các tiêu chuẩn về bề mặt, độ cứng, độ chịu lực, độ dày và kích thước,… Về tiêu chuẩn E0, E1, E2 thì giống như MDF thông thường.
Loại ván gỗ này khá ổn định, có thể làm việc bền bỉ trong môi trường ẩm ướt. Nếu vị trí bạn sử dụng có độ ẩm cao hay tiếp xúc nhiều với nước thì nên cân nhắc để sản phẩm này.
Hiện nay có ván MDF chống ẩm (HMR) và ván siêu chống ẩm DHF hay bị khách hàng và người bán nhầm lẫn do nó đều có khả năng chống thấm nước.
Tuy nhiên giá của chúng khác nhau, ván HDF giá đắt hơn. Do đó thì đi chọn mua bạn cần tìm hiểu kĩ về sản phẩm. Nắm rõ các đặc điểm chi tiết của nó thì vấn đề nhầm lẫn sẽ không xảy ra.
Cách phân biệt 2 loại ván gỗ MDF
Trên thị trường hiện nay, có hai loại gỗ MDF cơ bản là mdf thường và mdf lõi xanh chống ẩm.
Để hiểu rõ hơn về ưu – nhược điểm của chúng trước khi có lựa chọn phù hợp cho thiết kế của mình. Hãy cùng nội thất gỗ mdf tphcm tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa hai loại vật liệu này nhé !
Giống nhau:
MDF thường và MDF lõi xanh chống thấm đều có thành phần nguyên liệu chính và quy trình sản xuất về cơ bản giống nhau.
Cả hai loại này đều có những đặc điểm nổi bật của gỗ MDF như độ bền cao, bề mặt nhẵn, ít cong vênh và có khả năng chống mối mọt.
MDF thường và MDF lõi xanh chống thấm đều có thể ứng dụng trong các món đồ nội thất phòng khách, nội thất phòng ngủ, nội thất văn phòng,… Mang lại chất lượng và tính thẩm mỹ cao.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đồ nội thất tại nội thất gỗ mdf tphcm sử dụng chất liệu gỗ MDF đặc biệt là các loại bàn văn phòng, giá sách,.. với đa dạng mẫu mã, màu sắc cho bạn lựa chọn.
Khác nhau: Nội thất gỗ mdf TPHCM – gỗ mdf là gì? ứng dụng gỗ mdf trong nội thất
Khác với gỗ MDF thường, gỗ MDF lõi xanh có khả năng chống ẩm, mốc, mối mọt vượt trội. Đặc biệt phù hợp với khí hậu Việt Nam bởi nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mang tính chất nóng ẩm, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ cao.
Trong khi đó, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ khiến cho các loại gỗ công nghiệp thông thường hay bị nứt, hay ẩm mốc hay thậm chí bị bung nổ dẫn đến hư hỏng, mất thẩm mỹ.
Nếu gỗ MDF thường chỉ có khả năng chống mối mọt thì gỗ MDF lõi xanh chống ẩm có tính năng ưu việt hơn với khả năng chống nước vượt trội, độ co dãn, đàn hồi tuyệt đối, có thể chống nước khi độ ẩm cao, nhưng vẫn đảm bảo độ dãn vừa đủ khi nhiệt độ tăng.
Gỗ MDF thường có tính ứng dụng chủ yếu ở những không gian khô ráo và thoáng mát như nội thất phòng khách, phòng ngủ, văn phòng,…
Còn gỗ MDF lõi xanh chống ẩm lại có khả năng dùng được ở cả những nơi ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc với nước như nội thất phòng bếp.
Ưu nhược điểm của gỗ MDF tại nội thất gỗ mdf tphcm
Ưu điểm: Nội thất gỗ mdf TPHCM – gỗ mdf là gì? ứng dụng gỗ mdf trong nội thất
- Không bị cong vênh, không bị co ngót hay mỗi mọt như gỗ tự nhiên.
- Bề bặt phẳng nhẵn.
- Dễ dàng sơn lên bề mặt hoặc dán các chất liệu khác lên trên như veneer, laminate, melamine, acrylic.
- Có số lượng nhiều và đồng đều.
- Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên nhiều.
- Thời gian gia công nhanh.
Nhược điểm: Nội thất gỗ mdf TPHCM – gỗ mdf là gì? ứng dụng gỗ mdf trong nội thất
- Khả năng chịu nước kém với loại MDF thông thường. MDF xanh thì chống ẩm tốt hơn.
- MDF chỉ có độ cứng không có độ dẻo dai.
- Không làm được đồ trạm trổ như gỗ tự nhiên.
- Độ dầy của gỗ cũng có giới hạn nếu làm những đồ vật có độ dày cao thì phải ghép nhiều tấm gỗ lại.
Gỗ mdf có độc hại không?
Có một vài người vẫn thắc mắc rằng gỗ MDF có độc hại không? Thì theo như tìm hiểu và thành phần tạo nên MDF thì loại gỗ này hoàn toàn không có độc hại. Không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Thành phần chính của mdf là bột gỗ tự nhiên và keo, một số loại phụ gia, quá trình tẩm và sấy giúp gỗ tăng độ cứng cáp và chống sâu mọt. Hoàn toàn không có bất kỳ độc hại nào cho người sử dụng.
Các loại lớp phủ bề trên mặt gỗ MDF tại nội thất gỗ mdf tphcm
Acrylic
Acrylic hay còn gọi là Mica, là bề mặt có đặng trưng về độ sáng bóng và hiện đại, Acrylic (nhựa trong suốt), còn gọi là Acrylic glass (kính thủy tinh). Acrylic có thể trong suốt hoặc nhiều màu sắc khác nhau.
- Màu sắc phong phú
- Ánh sáng đẹp hiện đại
- Nhẹ
- Dễ tạo thành các hình thù
- Bền, khó vỡ khi bị tác động vật lí
Với ưu thế về độ bền, bề mặt bóng mịn và hiện đại. Acrylic đang được ưa chuộng tong lĩnh vực nội thất tại Việt Nam. Và được ứng dụng vào nội thất đơn giản như kệ tivi, hay phức tạp như tủ áo, tủ bếp…
Gỗ công nghiệp sơn bệt lấy code gỗ có độ phẳng mịn bề mặt cao sau đó đưa vào quá trình sơn bệt. Loại code gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất để sơn bệt là gỗ MDF. Do loại gỗ này có cấu tạo từ bột gỗ (gỗ được nghiền nhỏ, mịn) kết hợp với keo và các hóa chất công nghiệp khác và được nén, ép bằng lực ép lớn. Chính vì thế, bề mặt gỗ rất phẳng mịn.
Với gỗ công nghiệp sơn bệt thì bạn sẽ có nhiều lựa chọn về màu sắc hơn với các màu: trắng, đen, ghi, xanh, đỏ, vàng,… Bề mặt sơn bệt được áp dụng cho rất nhiều công trình như showroom, phòng trẻ con, con gái, triển lãm…
Laminate
Laminate được biết đến như hợp chất High-pressure laminate (HPL) là một trong những chất liệu có khả năng chịu nước. Khả năng chịu lửa tốt cùng với đó là bề mặt vô cùng trang nhã. Chính vì vậy chúng thường được phủ trên các bề mặt gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất, hay tron chính các thiết kế cửa gỗ giá rẻ nhất.
Laminate không những có tính năng vượt trội như chịu được va đập mạnh, chịu xước hay chống ăn mòn của mối mọi. Không kém cạnh melamine, màu săc của laminate cũng vô cùng phong phú và đa dạng hơn thế nữa hoa văn 3D đang làm thay đổi cục diện trông hệ thống lớp phủ.
Cấu tạo của laminate cũng tương tự như melamine chỉ khác nhau bởi lớp tạo vân gỗ hay các họa tiết trang trí. Chính vì vậy cửa gỗ công nghiệp cao cấp melamine đã và đang là những ứng dụng quan trọng nhất trong việc sử dụng lớp phủ. Bên cạnh đó bàn ghế, nội thất, giường tủ cũng là một trong những điểm mạnh.
Laminate sở hữu cho mình những đặc điểm cơ bản tạo nên những đặc trưng riêng biệt cho sản phẩm cụ thể những ưu điểm được đánh giá cao như sau :
- Laminate thân thiện với môi trường
- Có thể uốn dẻo, uốn cong theo hình dáng của sản phẩm
- Dễ dàng vệ sinh, lau chùi trên bề mặt
- Khó phai màu, có khả năng chống lại sự xâm nhập mối mọi và các tác động những hóa chất.
- Khó chầy xước, chống va đập và có khả năng chịu lửa chịu nước.
- Chịu nước và chống chịu ăn mòn tĩnh điện tốt.
Melamine
Melamine được xem như một lớp bề mặt giả gỗ được cấu tạo từ các chất công nghiệp nhờ vào những chất kết dính tạo nên những loại bề mặt khác nhau ví dụ như khi làm cửa gỗ. Cấu tạo của lớp bề mặt thường có 3 lớp cơ bản:
- Lớp trong cùng : Là lớp giấy nền, lớp này có nhiệm vụ tạo độ cứng, độ dày cân thiết cho melamine.
- Lớp tiếp theo : Là lớp giữa cũng như lớp tạo nên thẩm mỹ cho lớp bề mặt, chính bởi lớp này tạo nên sự đa dạng và phong phú của các loại vân gỗ hay các lớp bề mặt nhất định theo yêu cầu.
- Lớp ngoài cùng : Là lớp bảo vê, đúng vậy đó chính là các lớp chống xước, chống ẩm hay cách âm cơ bản nhất .
Tùy vào thiết kế riêng biệt mà có thể chế tạo thành 5 lớp hay 7 lớp riêng biệt nhưng nhìn chung cơ bản thì chúng vẫn có 3 lớp chính yếu như vậy.
Đáp ứng được xu hướng trong tương lai với những đặc điểm nổi bật :
- Lớp phủ melamine rất thân thiện với môi trường
- Màu sắc vô cùng phong phú và đa dạng
- Melamine có giá cả vô cùng hợp lý, hợp xu hướng cũng như màu sắc lâu bền
- Đặc biệt khả năng chống thấm nước, chống ẩm, chống va đập mạnh, khó chầy xước
- Chống mối mọi, dễ dàng lau chùi là một trong những ưu điểm lớn
Veneer
Veneer được hiểu theo nghĩa đơn giản đó là gỗ tự nhiên được lạng thành lớp mỏng để phủ lên các lớp gỗ công nghiệp. Các loại lạng này có độ dày rất mỏng và được sử lý một cách chuyên nghiệp nhất để tạo nên những sản phẩm chất lượng.
Với veneer sự đa năng là tất cả, với đặc điểm ưu việt của mình veneer có thể dán lên hầu hết các bề mặt gỗ khác nhau như gỗ MDF các loại ván dán, gỗ ghép thanh, ván dăm, để tạo nên những sản phẩm cửa gỗ công nghiệp thông phòng nhất từ veneer không kém gì các loại cửa gỗ tự nhiên.
Những đặc điểm nổi bật nhất của veneer đó là có những đặc tính giống cửa gỗ tự nhiên :
- Veneer là một trong những loại vật liệu thân thiện với môi trường.
- Có thể tạo nên những đường cong, cho phép điều chỉnh phù hợp với từng sản phẩm.
- Chi phí đầu tư luôn tiết kiệm hơn nhiều so với gỗ tự nhiên.
- Khả năng chống mối mọt, chống cong vênh tốt hơn gỗ tự nhiên.
Với những ưu điểm đó việc sử dụng veneer phủ lên các loại gỗ công nghiệp cũng đã và đang là một trong những phương án không hề tồi cho những sản phẩm nội thất cũng như các loại cửa gỗ công nghiệp.
Ứng dụng gỗ mdf trong nội thất gỗ mdf tphcm
1. Thi công nội thất phòng khách gỗ MDF – nội thất gỗ mdf tphcm:
2.Thi công nội thất phòng bếp gỗ MDF – Nội thất gỗ MDF tphcm:
3.Thi công nội thất phòng ngủ gỗ MDF – Nội thất gỗ mdf tphcm
Đơn vị thi công nội thất gỗ mdf TPHCM vũng tàu uy tín
Vphome – nội thất gỗ mdf TPHCM là một công ty thiết kế và thi công nội thất uy tín, chất lượng. Đảm bảo độ tin cậy cho khách hàng với giá cả phải chăng nhất. Lựa chọn làm đơn vị thi công nội thất trọn gói bạn được gì?
- Tư vấn thiết kế nội thất từ A -> Z tận tâm, cụ thể, chân thành.
- Với đội ngũ thiết kế giàu kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, tận tụy và tâm huyết. Chuyên thiết kế sáng tạo mẫu mã không đụng hàng với nơi nào.
- Thiết kế mang dấu ấn, phong cách, xu hướng và gu thẩm mỹ hợp lý với từng chủ nhân.
- Cam kết thi công đúng với thiết kế, sản xuất đúng vật liệu. Bạn sẽ an tâm về chất lượng sản phẩm, tiền thật hàng thật.
- Thiết kế hoàn mỹ nhất với bất kỳ ngân sách nào có sẵn từ bình dân đến cao cấp mà gia chủ mong muốn.
- Thiết kế từng căn phòng giàu ý tưởng, chuẩn phong thủy để gia chủ khỏe mạnh, bình an, phát lộc.
Cam kết phục vụ, bảo hành tận tâm cho khách hàng đặt hàng hàng năm tại đơn vị thi công nội thất gỗ mdf tphcm
Giúp quý khách tiết kiệm chi phí đáng kể khi sắm sành đồ dùng nội thất. Vphome- Nội thất Vạn Phát là đơn thị hàng đầu về thi công nội thất gỗ mdf tphcm, thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa, thị xã Phú Mỹ, huyện Châu Đức, Côn Đảo, Đất Đỏ, Long Điền, Xuyên Mộc,..
Nếu quý khách có nhu cầu thi công nội thất gỗ mdf tphcm có thể liên hệ thông tin bên dưới để được hỗ trợ . Xin cảm ơn đã đọc bài viết của đơn vị nội thất gỗ mdf tphcm !
Thông tin liên hệ :
TẠI SAO KHÁCH HÀNG LUÔN LỰA CHỌN NỘI THẤT & DESIGN tại VPHOME ?
Chúng tôi có xưởng sản xuất nên luôn đảm bảo hàng hóa được sản xuất đúng yêu cầu và thời gian giao đến cho khách hàng nhanh nhất. Đồng thời giảm được các chi phí trung gian, nhân lực,…nên các giá thành của sản phẩm cung cấp bởi vphome.com.vn có tính cạnh trạnh cao !
VPHOME: https://vphome.com.vn/
Cửa hàng nội thất: 23 Hoàng Quốc Việt, P Phú Mỹ, Quận 7, TP HCM
Xưởng sản xuất: 408/12 Nguyễn Xuyễn, P Long Thạnh Mỹ, TP HCM
Hotline: 0559 993 555 ( Vạn Phát )
bài phân tích tốt
I was studying some of your blog posts on this website and I believe
this web site is rattling informative! Keep on posting.Raise your business